Những kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh đi máy bay không khóc

Quá trình chuẩn bị cho trẻ sơ sinh đi máy bay có thể phát sinh nhiều vấn đề khiến cha mẹ lo lắng. Việc lên trước kế hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho bé cũng như tránh làm phiền người xung quanh. Để chuyến bay  của bé yêu được tiến hành suôn sẻ, hãy cùng SeA tìm hiểu 9 kinh nghiệm đi máy bay cho trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây.

1. Trẻ sơ sinh đi máy bay được không?

Vietjet chấp nhận vận chuyển trẻ sơ sinh từ 14 ngày tuổi trở lên, sinh đủ tháng và có sức khỏe bình thường với điều kiện có cha mẹ hoặc người trên 18 tuổi đi cùng. Nếu trẻ sinh non, đang mắc các bệnh lây nhiễm hoặc có vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ hoặc người đi cùng cần xuất trình giấy xác nhận sức khỏe của trẻ tại sân bay.

2. Kinh nghiệm đi máy bay cho trẻ sơ sinh

Đưa trẻ sơ sinh đi máy bay cùng có thể khiến cha mẹ lo lắng, căng thẳng. Cùng nắm rõ 9 kinh nghiệm cần lưu ý cho chuyến bay đầu tiên của trẻ.

2.1. Hãy thật bình tĩnh

Việc trẻ khóc tại quầy làm thủ tục hay khóc trên máy bay là điều khó tránh khỏi. Khi đó cha mẹ cần phải thật bình tĩnh để nhận ra điều mà con trẻ đang muốn biểu đạt qua tiếng khóc, đồng thời tìm ra cách giải quyết phù hợp. Ngược lại, tâm trạng rối bời, cuống quýt, la lối sẽ chỉ khiến bé sợ hãi và la khóc nhiều hơn.

2.2. Nên đi cùng ai đó để được hỗ trợ

Khi cùng trẻ sơ sinh đi máy bay, cha hoặc mẹ cần phải bế em bé trong suốt hành trình từ check-in, làm thủ tục ký gửi hành lý, chờ bay, lên máy bay và trong chuyến bay. Do đó cha/ mẹ nên đi cùng ai đó để được hỗ trợ các việc như lấy bình sữa, khăn ướt, giấy tờ bay, bung xe nôi,… giúp mọi thứ dễ dàng và thuận tiện hơn trong suốt chuyến bay.

2.3. Thông báo với hãng hàng không khi mua vé

Khi đặt trực tuyến hay mua trực tiếp tại phòng vé, bạn cần thông báo với hãng hàng không để được hỗ trợ đặt chỗ. Cũng đừng quên mang theo giấy khai sinh/giấy chứng sinh hoặc hộ chiếu của em bé, vì khi đi qua quầy check-in cũng như cửa hải quan bạn sẽ được yêu cầu xuất trình các giấy tờ đi kèm.

2.4. Chuẩn bị đủ tã cho bé

Một ngày trẻ sơ sinh có thể dùng rất nhiều quần áo và tã, và chuyện vệ sinh hay thay tã cho bé trên máy bay là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó để trẻ không bị hầm bí, khó chịu, quấy khóc khi phải ngồi nhiều giờ liền trên máy bay, cha mẹ nên chuẩn bị đủ tã và thay thường xuyên cho bé. Cũng đừng quên mang theo quần áo, khăn giấy, khăn ướt, gel rửa tay, thức ăn, ti giả, đổ chơi, khăn,… để thuận tiện cho việc vệ sinh cho trẻ cũng như xử lý các sự cố có thế gặp phải trên máy bay.

2.5. Mặc trang phục phù hợp

Để dễ di chuyển trên sân bay cũng như thuận tiện chăm lo cho bé, cha mẹ nên lựa chọn những trang phục đơn giản, không rườm rà. Mẹ nên đi giày bệt thay cho giày cao gót, không xịt nước hoa quá nồng, chuẩn bị một cái túi rộng để đựng các đồ lặt vặt cần thiết cho bé, đồng thời tránh mặc trang phục có đính kim loại để thuận lợi hoàn tất khâu kiểm tra an ninh, tránh bị làm khó và mất thời gian không đáng.

2.6. Chọn ghế an toàn cho bé

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng việc ngồi trên ghế an toàn dành cho trẻ em – một loại ghế có dây an toàn dành riêng cho trẻ, là cách an toàn nhất khi cho trẻ đi máy bay. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, bé có thể ngồi chung ghế với bố hoặc mẹ và được hãng cung cấp đai an toàn đặc biệt, gắn với đai an toàn của người lớn.

2.7. Chọn giờ bay gần cữ ngủ của bé

Cha mẹ nên chọn giờ bay gần cữ ngủ của bé, có thể vào sáng sớm hoặc buổi đêm. Tuy sẽ vất vả cho cha mẹ phải dậy sớm hoặc thức khuya chờ tới giờ bay, nhưng bù lại bé sẽ ngủ ngon và không quấy khóc trong chuyến bay.

2.8. Để bé ngồi trên xe đẩy

Trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều, do đó trẻ có thể buồn ngủ trong quá trình hoàn tất thủ tục di chuyển lên máy bay. Việc để bé ngồi trên xe đẩy giúp cha mẹ rảnh tay để thực hiện các thủ tục cần thiết, đồng thời dễ dàng dỗ trẻ ngủ trong lúc chờ đợi giờ bay.

2.9 Mẹo chống ù tai cho trẻ khi đi máy bay

Khi máy bay cất cánh sẽ có sự thay đổi áp suất cabin trong chuyến bay, kéo theo sự thay đổi tạm thời áp suất tai giữa và gây đau tai hoặc ù tai, không chỉ cho trẻ sơ sinh mà còn cả người lớn. Trẻ bị đau tai sẽ khó chịu và quấy khóc, lúc này cha mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Cho bé bú mẹ, bú bình hoặc ngậm ti giả lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Điều này khiến cơ hàm của bé hoạt động, kéo theo tai bé hoạt động và giải tỏa áp lực trong tai, từ đó giúp bé bớt ù tai, chóng mặt.
  • Dùng bông gòn nhét vào tai để tránh áp suất làm ảnh hưởng đến đôi tai của trẻ.
  • Nếu trẻ ngủ, nên đánh thức trẻ dậy vào lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, giúp làm giảm các quá trình thay đổi áp suất, giảm khả năng trẻ bị ù tai hoặc đau tai.
  • Nếu em bé có nhiễm trùng tai giữa hoặc đã được phẫu thuật tai trong 2 tuần qua, cần hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu trẻ có thể đi máy bay hay không.

Ngoài ra, mức độ tiếng ồn trong cabin máy bay rất lớn, đặc biệt là trong quá trình cất cánh. Cha mẹ có thể dùng bông gòn, nút tai nhỏ hoặc tai nghe chống ồn để ngăn cách bé tiếp xúc với tiếng ồn, giúp bé dễ ngủ hơn.

Để lại một bình luận

Note: Comments on the web site reflect the views of their authors, and not necessarily the views of the bookyourtravel internet portal. Requested to refrain from insults, swearing and vulgar expression. We reserve the right to delete any comment without notice explanations.

Your email address will not be published. Required fields are signed with *

*
*