Pù Luông – mảnh đất với vẻ đẹp hoang sơ của những khu rừng đậm chất nguyên sinh, hệ động thực vật phong phú, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn. Đến với Pù Luông du khách không chỉ được hòa mình vào cuộc sống yên bình của đồng bào nơi đây mà còn có dịp thưởng thức những món đặc sản nức tiếng có một không hai ở vùng đất này. Ẩm thực Pù Luông mang những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái với các món đồ, món nướng và các gia vị đặc trưng của núi rừng.
Cá suối nướng
Cá suối nước là món ăn cổ truyền của tộc người Thái và thường được chế biến từ cá sông hoặc suối. Cá được lựa chọn những con vừa phải từ 1kg -1,2kg làm sạch đem ướp gia vị như mắc khén, rau thơm rừng, ớt sả và trộn với muối.
Theo kinh nghiệm của đồng bào người Thái cá nướng sẽ chọn con cá vừa phải, không nên chọn cá nhỏ quá sẽ có nhiều xương dăm, còn cá to quá thì sẽ khó chín và không ngấm hết gia vị. Cá khi tẩm ướp xong sẽ được cuộn với rau thơm hơ nướng trên tha tro ủ nóng cho đến khi chuyển sang màu vàng.
Măng đắng
Măng đắng là một món ăn lạ miệng rất dễ gây nghiện tại Pù Luông. Măng có vị đắng được trồng ở nhiều ở vùng núi cao Tây Bắc. Theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc ở đây măng đắng có thể thu hoạch quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa, măng đầu mùa bao giờ vị ngọt cũng sẽ nhiều hơn vị đắng.
Măng đắng được chế biến làm nhiều món khác nhau như ngâm ớt, măng xào nhưng ngon nhất phải kể đến măng đắng chấm muối trộn hạt mắc khén. Măng lúc đầu ăn có vị đắng bùi, ai mới đầu ăn sẽ khơi khó ăn nhưng càng nhai lâu bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi của măng. Cùng với đó, măng đắng là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe nên được mọi người rất ưa chuộng.
Cơm lam bản Nủa
Cơm lam – món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại Pù Luông gắn liền với những bữa ăn hàng ngày, những ngày lên nương rẫy hay trong những dịp lễ quan trọng. Trong tiếng Thái chữ lam nghĩa là nướng, cơm lam là cơm nướng trên ngọn lửa. Cơm lam tại Pù Luông dùng loại gạo nương hạt to, mẩy trắng và có mùi thơm và đặc biệt phải chọn gạo nương mới gặt.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp là một trong những đặc sản của bà con người Thái được đồng bào nơi đây làm nhiều nhất vào dịp đầu năm để đón tết và tiếp khách cho hết tháng giêng. Trâu gác bếp phải chọn loại thịt bắp ngon, không gân, thật tươi kèm với các gia vị như ớt, gừng, mắc khén, muối ướp khoảng 2-3 tiếng sau đó sấy trên than củi.
Thịt trâu gác bếp ngon là những miếng thịt bên ngoài khô, bên trong mềm, có vị ngọt tươi cùng với vị cay nồng của mắc khén và mùi khói thơm của than củi. Khi ăn thịt trâu bạn có thể đem ra nướng hoặc hấp cách thủy, xào, nộm,… tùy theo sở thích của mình. Nếu có cơ hội đến Pù Luông du lịch bạn đừng quên mua đặc sản này về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Vịt quay Cổ Lũng bản Hiêu
Khi nhắc tới đặc sản Pù Luông thì đầu tiên không thể không kể tới đặc sản Vịt quay Cổ Lũng – đặc sản nổi tiếng của người Thái ở Bản Hiêu. Vịt Cổ Lũng là giống vịt thuần chủng cổ rụt, chân nhỏ lùn, cổ và đầu thường có lông khoang được thả trên các cánh đồng, khe suối, có khả năng kháng bệnh tốt nên nhiều nạc, thơm ngon. Vịt được chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng ngon nhất là món vịt quay béo giòn.
Vịt khi được sơ chế sạch sẽ được nhồi các gia vị như lá móc mật, muối, đường, ngũ vị hương rồi khâu kĩ lại đem nướng trên than hoa. Khi vịt chín sẽ có màu nâu đỏ, mùi thơm đặc trưng béo ngậy, ăn cùng với nướng chấm làm từ gan vịt nghiền nhỏ với muối và hạt mắc khén tạo nên hương vị khó cưỡng.
Nguồn ảnh: Sưu tầm Google